Thực tế, hồi mình đi làm 1-2 năm mới bắt đầu biết tới những cấp bậc, chức vụ này. Theo mình, biết sớm sẽ là tốt nhất để có thêm góc nhìn về lộ trình thăng tiến, để đưa ra quyết định có xứng đáng để theo học ngành IT hay không.

it_roles

Đây là hình ảnh các chức vụ phổ biến ở các tập đoàn lớn, còn ở các công ty nhỏ, các chức vụ như Director, Vice CTO, VP of… sẽ ít xuất hiện hơn.

Theo kinh nghiệm, thường sẽ có các level như sau:

Tên cấp bậcMô tả
InternshipThực tập sinh: sau khi đã có 1 lượng kiến thức, thực tập sinh sẽ đi thực tập không lương, hoặc có lương tại doanh nghiệp.
FresherĐúng như cái tên, trang giấy trắng bắt đầu vào đời. Đã trả qua quá trình thực tập thành công, được trả 1 mức lương tương xứng.
JuniorThường là những ứng viên đã làm ở 1 vị trí từ 2-3 năm, hoặc có kinh nghiệm tương đương với người có 2-3 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương
MiddleCấp bậc này nằm giữa Junior và Senior, nên nhiều bên sẽ không dùng, hoặc ghi chung chung là Middle / Senior. Thường là những ứng viên đã làm ở 1 vị trí từ trên 3 năm - dưới 5 năm, hoặc có kinh nghiệm tương đương với người có trên 3 năm - dưới 5 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương
SeniorThường là những ứng viên đã làm ở 1 vị trí từ trên 5 năm - dưới 8 năm, hoặc có kinh nghiệm tương đương với người có 5 năm - dưới 8 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương

Ở 1 vị trí, khi tuyển dụng, thường sẽ là Tên cấp bậc + Tên chức danh, ví dụ:

Tên cấp bậcTên chức danhMô tả
JuniorDeveloperTôi muốn tuyển dụng 1 ứng viên với chức danh là Developer với 2-3 năm kinh nghiệm
SeniorSoftware EngineerTôi muốn tuyển dụng 1 ứng viên với chức danh là Software Engineer với trên 5 năm năm kinh nghiệm

1 vài chức danh cao cấp:

Tên chức danhMô tả
Staff EngineerThường là những người kỹ sư có trên 8 năm - dưới 10 năm kinh nghiệm. Ở Việt Nam, những ứng viên này được gọi với cái tên chuyên gia / cố vấn trong 1 lĩnh vực cụ thể. Họ hiểu cực kỳ sâu về lĩnh vực của họ.
Tech LeadThường là những kỹ sư trưởng, chịu trách nhiệm và quản lý 1 nhóm nhỏ về công nghệ. Ở Việt Nam, những ứng viên này được gọi với cái tên Trưởng nhóm. Họ giỏi về chuyên môn trong 1 lĩnh vực cụ thể. Cấp bậc thường vào mức độ chuyên môn: hiểu sâu hay hiểu rộng
Engineer ManagerThường là những kỹ sư trưởng, chịu trách nhiệm và quản lý 1 nhóm về công nghệ. Ở Việt Nam, những ứng viên này được gọi với cái tên Trưởng phòng. Họ có thể giỏi về chuyên môn trong 1 lĩnh vực cụ thể, và giỏi về quản lý cong người. Cấp bậc manager (cấp M trong công ty) thường vào mức độ chuyên môn và số lượng nhóm họ quản lý. Cấp M trở lên, điều quan trọng nhất chắc chắn là ra quyết định
Chief Technology OfficerThường là những người đứng đầu cả đội ngũ về công nghệ. Thường là người ra quyết định cuối cùng. Ở Việt Nam, những ứng viên này được gọi với cái tên Giám đốc công nghệ. Họ vừa giỏi về chuyên môn, vừa giỏi về kỹ năng quản lý. Cấp bậc giám đốc (cấp C trong công ty).
Senior Staff Engineer / Principal EngineerThường là những người đi sâu về chuyên môn, không muốn quản lý đội nhóm. Ở Việt Nam, những ứng viên này được gọi với cái tên Cố vấn cao cấp. Họ cực kỳ giỏi về chuyên môn trong 1 hoặc nhiều lĩnh vực.

Ngoài ra, ở nước ngoài còn nhiều chức danh khác như Engineering Lead Engineering Director
VP of Engineering … nhưng ở Việt Nam, mình thấy khá ít công ty có các chức danh này.

Và như mọi người thấy, ngoài kỹ năng chuyên môn, để lên các vị trí quản lý cao hơn, kỹ năng mềm là 1 yếu tố bắt buộc.

1 vài kỹ năng phổ biến như:

  • xử lý xung đột
  • giao tiếp, làm việc nhóm hiệu quả
  • tư duy ngược
  • xử lý vấn đề
  • lãnh đạo đột phá

  • nếu có dịp, mình sẽ làm các bài chia sẻ về các kỹ năng này. Mọi người đón đọc nhé. :D